
Tải Sách Tiếng Việt lớp 1 – Tập 1, Tập 2 Trọn Bộ PDF. Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 sẽ giúp các em làm quen với bảng chữ cái và các dấu câu, các âm cơ bản trong tiếng việt và học cách đánh vần. Phân biệt chữ thường, chữ hoa trong cách viết. Với những hình vẽ sinh động, thực tế và cách phát âm chính xác giúp các em làm quen với môn tiếng việt dễ dàng.
Bộ sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 tập 1, 2 gồm các bài học dành cho các em học sinh lớp 1 tập đánh vần, học các bảng chữ cái, luyện viết chữ và tập đọc tiếng việt.
Sách tiếng việt 1, tập 2, tiếp tục giúp các em nâng cao bằng các bài học vần, các em sẽ được hỗ trợ cách đọc, cách phát âm bằng giọng đọc chuẩn. Ngoài ra các em còn được làm quen với các hình ảnh mang tính thực tế, xác thực, giúp các em nhận biết được các sự vật,hiện tượng xung quanh một cách dễ dàng.


Cuốn sách được chia theo các chủ điểm:
- Chủ điểm: Thiên nhiên Đất nước
- Chủ điểm: Nhà trường
Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 tập 1, 2 được biên soạn theo chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình giáo dục tiểu học của Bộ giáo dục và Đào tạo giúp các em học sinh lớp 1 bắt đầu làm quen với chữ viết một cách dễ hiểu nhất.
Sách Tiếng Việt Lớp 1 là sách giáo khoa cơ bản được biên soạn theo chương trình do Bộ Giáo Dục Đào Tạo ban hành. Sau phần học vần là phần Luyện tập tổng hợp theo chủ điểm (nhà trường, gia đình, thiên nhiên – đất nước, nhà trường,..). Mỗi chủ điểm gồm các phân môn: tập đọc, tập viết, chính tả và kể chuyện.
Đan xen các bài học là các bài ôn tập giúp các em học sinh củng cố và kiểm tra lại kiến thức đã học.
Ngoài chữ viết, tập sách còn có các hình ảnh minh họa xinh xắn có màu sắc tươi tắn giúp cho việc học trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Xem nhanh bài viết
- 1 Nội dung sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 Tập 1
- 2 Nội dung sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 Tập 2
- 3 Cách dạy con học Tiếng Việt lớp 1
- 4 Một số vấn đề hình thành kỹ năng đọc viết cho học sinh lớp 1 theo chương trình sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay
- 5 Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt
- 6 Link tải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Tập 1, Tập 2
Nội dung sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 Tập 1
- Bài 1. e
- Bài 2. b
- Bài 3. không dấu, dấu sắc
- Bài 4. dấu hỏi, dấu nặng
- Bài 5. dấu huyền, dấu ngã
- Bài 6. be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
- Bài 7. ê, v
- Bài 8. l, h
- Bài 9. o, c
- Bài 10. ô, ơ
- Bài 11. Ôn tập
- Bài 12. i, a
- Bài 13. n, m
- Bài 14. d, đ
- Bài 15. t, th
- Bài 16. Ôn tập
- Bài 17. u, ư
- Bài 18. x, ch
- Bài 19. s, r
- Bài 20. k, kh
- Bài 21. Ôn tập
- Bài 22. p-ph, nh
- Bài 23. g, gh
- Bài 24. q-qu, gi
- Bài 25. ng, ngh
- Bài 26. y, tr
- Bài 27. Ôn tập
- Bài 28. Chữ thường. Chữ hoa
- Bài 29. ia
- Bài 30. ua, ưa
- Bài 31. Ôn tập
- Bài 32. oi, ai
- Bài 33. ôi, ơi
- Bài 34. ui, ưi
- Bài 35. uôi, ươi
- Bài 36. ay, â-ây
- Bài 37. Ôn tập
- Bài 38. eo, ao
- Bài 39. au, âu
- Bài 40. iu, êu
- Bài 41. iêu, yêu
- Bài 42. ưu, ươu
- Bài 43. Ôn tập
- Bài 44. on, an
- Bài 45. ân, ă-ăn
- Bài 46. ôn, ơn
- Bài 47. en, ên
- Bài 48. in, un
- Bài 49. iên, yên
- Bài 50. uôn, ươn
- Bài 51. Ôn tập
- Bài 52. ong, ông
- Bài 53. ăng, âng
- Bài 54. ung, ưng
- Bài 55. eng, iêng
- Bài 56. uông, ương
- Bài 57. ang, anh
- Bài 58. inh, ênh
- Bài 59. Ôn tập
- Bài 60. om, am
- Bài 61. ăm, âm
- Bài 62. ôm, ơm
- Bài 63. em, êm
- Bài 64. im, um
- Bài 65. iêm, yêm
- Bài 66. uôm, ươm
- Bài 67. Ôn tập
- Bài 68. ot, at
- Bài 69. ăt, ât
- Bài 70. ôt, ơt
- Bài 71. et, êt
- Bài 72. ut, ưt
- Bài 73. it, iêt
- Bài 74. uôt, ươt
- Bài 75. Ôn tập
- Bài 76. oc, ac
- Bài 77. ăc, âc
- Bài 78. uc, ưc
- Bài 79. ôc, uôc
- Bài 80. iêc, ươc
- Bài 81. ach
- Bài 82. ich, êch
- Bài 83. Ôn tập
Nội dung sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 1 Tập 2
- Bài 84. op, ap
- Bài 85. ăp, âp
- Bài 86. ôp, ơp
- Bài 87. ep, êp
- Bài 88. ip, up
- Bài 89. iêp, ươp
- Bài 90. Ôn tập
- Bài 91. oa, oe
- Bài 92. oai, oay
- Bài 93. oan, oăn
- Bài 94. oang, oăng
- Bài 95. oanh, oach
- Bài 96. oat, oăt
- Bài 97. Ôn tập
- Bài 98. uê, uy
- Bài 99. uơ, uya
- Bài 100. uân, uyên
- Bài 101. uât, uyêt
- Bài 102. uynh, uych
- Bài 103. Ôn tập
Các chủ điểm theo tuần
- Tuần 1. CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
- Tuần 2. CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
- Tuần 3. CHỦ ĐIỂM THIÊN NHIÊN – ĐẤT NƯỚC
- Tuần 4. CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
- Tuần 5. CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
- Tuần 6. CHỦ ĐIỂM THIÊN NHIÊN – ĐẤT NƯỚC
- Tuần 7. CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
- Tuần 8. CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
- Tuần 9. CHỦ ĐIỂM THIÊN NHIÊN – ĐẤT NƯỚC
- Tuần 10. CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
- Tuần 11. CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
- Tuần 12. CHỦ ĐIỂM THIÊN NHIÊN – ĐẤT NƯỚC
- Tuần 13. ÔN TẬP – KIỂM TRA
Cách dạy con học Tiếng Việt lớp 1
Khi trẻ bước vào lớp 1, đây là khoảng thời gian quan trọng của bé. Các bé sẽ bỡ ngỡ hơn tiếp xúc với nhiều sách vở, nhiều môn học và môi trường học mới. Khi vào lớp 1, bé sẽ được học rất nhiều thứ, gặp gỡ nhiều bạn bè. Cha mẹ nên chú trọng rèn luyện cho bé tính tự giác, nghiêm túc trọng việc học.
Việc đầu tiên phụ huynh nên tập cho bé quen dần với ngồi vào bàn học, tập cho bé chú ý đến bài vở và nghe cô giáo giảng bài, tư thế ngồi học đúng đắng tránh bị cong lưng, cận thị.
Môn tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong tiền đề phát triển của bé. Trong gian đoạn phát triển của bé, bé được nghe mọi người xung quanh nói, bé cũng có phản xạ giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi bé còn học mầm non thì cũng đã được học chữ cái, chữ số. Tuy nhiên, bé vẫn chưa nhớ hết và hiểu rõ về mặt chữ cái cũng như là chư số. Sau đây là một số phương pháp dạy con học tiếng việt lớp 1 mà trung tâm gia sư dạy kèm lớp 1 chia sẽ đến bạn
Dạy ghép vần và phát âm chữ cái
Trước khi bé đọc được các câu, các đoạn văn ngắn rồi đến đoạn văn dài, thì cha mẹ nên hướng dẫn cho con đọc và pháp âm đúng chữ cái. Việc này rất quan trọng đối với bé, vì khi phát âm đúng chữ thì bé có thể nhận diện được chữ đó thông qua người nói. Sau này bé có thể ghép chữ dễ dàng hơn, tránh trường hợp bé đọc sai và viết chính tả sai. Đây là tiền đề quan trọng để bé học được cách phải xạ với chữ và âm.
Sau khi bé nhận diện được chữ cái, phát âm đúng, thì việc cha mẹ dạy cho con ghép vần cũng không gặp nhiều vấn đề khó khăn. Bé sẽ ghép chữ và đọc chính xác. Vần trong tiếng Việt hơi phức tạp, cha mẹ nên tập cho bé làm quen dần dần với những từ này. Hằng ngày khi bé đi học về, phụ huynh nên cùng bé ôn bài, học bài, phụ huynh nên kiểm tra lại xem bé có phát âm và ghép vần đúng không, điều này giúp bé có hứng thú hơn trong việc học đấy ba mẹ.
Đọc và hiểu văn bản (từ văn bản ngắn đến văn bản dài)
Để bé hiểu được câu văn, đoạn văn đó ý nghĩa như thế nào thì trước tiên phụ huynh trong lúc dạy bé ghép vần thành từ ngữ thì đừng quên giải thích ý nghĩ từ đó như thế nào để các bé hiểu. Khi các bé đã am hiểu hết các từ ngữ, thì tiếp đó phụ huynh cùng hướng dẫn bé đọc câu dài, rồi hướng dẫn bé giải thích câu đó mang ý nghĩa gì. Sau khi các bé đã quen với việc đọc câu rồi đến đoạn văn ngắn, đoạn văn dài thì việc các bé hiểu một đoạn văn như vậy là không khó. Quan trọng là kiến thức cơ bản bé vững chắc, không bị hỏng thì bạn đã dạy bé thành công rồi.
Ôn chính tả và luyện viết
Điều khó khăn nhất đối với các bậc phụ huynh là đây. Việc con mình viết chữ đẹp, đúng chính tả thì đây là cả một quá trình rèn luyện. Khi nghe- viết, các bé hay bị nhầm lẫn giữa các thanh âm (sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng), nhiều bé không phân biệt được đâu là chữ “tr” đâu là chữ “ch”, chữ “d” và “gi”…. dẫn đến các bé viết sai chính tả rất nhiều. Để tránh điều này, chúng ta phải quay lại cách giúp bé phát âm, cho nên việc phát âm rất quan trọng. Phụ huynh phải khắc phục tình trạng này một cách nhanh nhất, để khi bé lớn lên sẽ rất là khó sửa.
Đối với việc rèn chữ đẹp thì bất kể ai cũng muốn con mình học giỏi và viết chữ đẹp, việc rèn chữ phải có một quá trình, tùy vào độ chăm chỉ và siêng năng của bé. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm mua những quyển vở dành riêng cho bé tập luyện viết, với hình thức và mẫu mã đa dạng. Nên phụ huynh hãy cùng động viên, cùng bé cố gắng.
Viết chữ đẹp và đúng chính tả là phải viết đúng ô li,đúng hàng…
Dạy chữ in hoa và giúp bé tập viết
Phụ huynh nên lưu ý rằng chữ in hoa chiếm 5% trong sách giáo khoa, tất cả các đoạn văn, văn bản khác đều có chữ in hoa, còn lại là chữ cái thường. Tuy chữ cái in hoa xuất hiện với mật độ ít nhưng chữ in hoa rất quan trọng trong văn bản. Chữ in hoa giúp chúng ta phân biệt được câu, đoạn văn. Chữ in hoa lại không có nhiều nét phức tạp, nên việc chỉ cho bé không mất quá nhiều thời gian cho ba mẹ.
Nhiều bé rất dễ quên là viết chữ in hoa khi nào và viết ở đâu. Phụ huynh nên hướng dẫn bé, giúp bé ghi nhớ khi nào cần viết hoa và chữ viết hoa phải cao bao nhiêu…. đơn giản nhất là phụ huynh nên nhắc bé: đầu câu viết hoa, danh từ riêng viết hoa, tên riêng viết hoa…. hãy hướng dẫn cho bé thật cụ thể để bé phận biệt được và thực hành đúng.
Bên cạnh đó, phụ huynh hãy lồng ghép các chữ in hoa vào những chỗ chữ in thường, để giúp bé phân biệt được. Hãy phân tích cho bé là tại sao chữ này lại viết hoa, viết hoa như thế nào và viết thường sẽ như thế nào.
Một số vấn đề hình thành kỹ năng đọc viết cho học sinh lớp 1 theo chương trình sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay
Thực tế phương pháp dạy tập đọc ở nhà trường hiện nay chưa chú trọng đến cách dạy học sinh ghép âm vần theo hình thức xuôi – ngược, hầu như chỉ dạy học sinh cách ghép xuôi, cho nên để đọc được các vần có cấu trúc: Âm chính + âm cuối -> vần [ac, im..] theo phương pháp nhà trường thì các em phải có đủ một khoảng thời gian rất dài sau quá trình đọc và ghép xuôi thuần thục.
Cụ thể: theo chương trình dạy môn Tiếng Việt lớp 1 hiện hành trong nhà trường Tiểu học, đến bài 29 (của phần học vần SGK Tiếng Việt 1) học sinh mới được học các vần có cấu trúc [ Âm chính + âm cuối -> vần ] tức là ở tuần thứ 7 của học kỳ I của học sinh lớp 1 mới bắt đầu học vần.
Như vậy, thời gian hình thành kỹ năng học vần và ghép các cấu trúc âm tiết có từ 3 âm trở lên của học sinh lớp 1 như hiện nay chưa tạo điều kiện đủ cho học sinh có thời gian luyện tập kỹ năng đọc, viết tiếng Việt thuần thục lên mức kỹ xảo, để học sinh có thể triển khai mức độ đọc chữ thuần thục trên tất cả ngữ âm tiếng Việt. Cho nên hiện nay ở các trường Tiểu học nông thôn, những học sinh ở các khối lớp 1, 2, 4, 5 ( đặc biệt là học sinh Khmer) vẫn chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, đây là thực tế rất phổ biến.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Những học sinh đọc được vần ngược theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì hầu như các em đọc được tất cả các âm tiết có cấu trúc Âm đầu + vần + dấu thanhtrong tiếng Việt, chỉ khác nhau là mức độ đọc thuần thục ở mỗi em.
Ngược lại, nếu những học sinh nào chưa hình thành được thao tác ghép âm vần theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì các em không thể đọc được các vần theo cấu trúc đó và càng không thể đọc được các chữ trong tiếng Việt có từ 3 âm trở lên theo cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh ].
Từ đó chúng tôi có thể kết luận, trong quá trình dạy trẻ đọc nếu trẻ chưa nắm được phương pháp cấu trúc các âm tiết ở các dạng khái quát [Âm chính + âm đầu-> vần]; [Âm đệm + âm chính-> vần] thì các em sẽ không thể triển khai hành động đọc trên tất các âm tiết có cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh-> âm tiết ].
Như vậy, muốn trẻ em nhanh biết đọc người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm việc trực tiếp với con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết cho trẻ càng sớm càng tốt, thời gian còn lại trong năm học các em sẽ đủ điều kiện củng cố, tập luyện kỹ năng đọc lên mức kỹ xảo.
Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt
Để dạy học sinh học cách phát âm và cách ghép âm tiết đồng thời, chúng tôi sử dụng một bảng chữ cái tổng hợp làm phương tiện trực quan, cũng đồng thời là nội dung dạy học. Bảng chữ cái tổng hợp được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định, và người dạy cần phải vận hành đúng tinh thần của những nguyên tắc đó.
Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau, từ dễ đến khó, hơn thế nữa, học sinh không chỉ dừng lại ở số lượng nắm được bao nhiêu âm, vần, tiếng, mà cái quan trọng là qua cách dạy theo phương pháp ngữ âm trực tiếp – tổng hợp này dựa cơ sở định hướng khái quát, học sinh sẽ nhanh chóng biết được cách phát âm, cách kết hợp các dạng khái quát theo các cấu trúc âm vần.
Chẳng hạn như các dạng cấu trúc đơn giản Âm chính + âm cuối -> vần [ a – m -> am], Âm đệm + âm chính -> vần [ o – a – oa] và các âm vần khó: Âm đệm + âm chính + âm cuối -> vần. Ngược lại nếu chúng ta dạy cho học sinh đọc chữ với mục đích là cung cấp từng âm vần một, để học sinh học – nhớ các âm vần đó, theo hình thức tăng dần về số lượng tích lũy được thì đó chưa phải là phương pháp tối ưu để giúp học sinh nhanh biết đọc tiếng Việt. Vì trong tiếng Việt có hơn 115 âm tiết được xếp theo vần, nhưng không tính thành phần âm đệm khi sắp xếp, ví dụ vần [oa].
Như vậy trong một thời gian nhất định, chúng ta không thể cung cấp để học sinh nhớ hết số lượng các âm vần đó để triển khai các thao tác cần thiết đọc chữ, quan trọng hơn là dạy học sinh nắm được phương pháp chung nhất về đọc và ghép âm tiết, sau đó biết cách cụ thể hóa vào các tình huống riêng, cũng như biết triển khai đúng các thao tác của kỹ năng đọc chữ ở tất cả các ngữ âm tiếng Việt. Học sinh đạt được mức độ triển khai thuần thục như vậy thì mới cho là biết đọc chữ.
Theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thuần thục ở học sinh:
Thứ nhất: cách đọc chữ chủ yếu dạy học sinh ghép xuôi các âm tiết, ít chú ý đến ghép ngược. Vì vậy, ở giai đoạn này học sinh chưa có kỹ năng đọc vần và phân tích cấu trúc các loại âm tiết. Cụ thể: ngay từ bài đầu ( Bài 1 SGK Tiếng Việt 1) các em được giới thiệu lần lượt các âm, vần cụ thể e, b, … cho đến hết bài 26 thì học sinh mới nhận biết được hết 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt in ở trang đầu SGK Tiếng Việt lớp 1, qua bài 29 thì các em mới được học từng vần, cụ thể; Bài 29 học sinh học vần [ ia ]..
Như vậy, để phát âm được các âm vần có cấu trúc Âm chính + âm cuối -> vần [ac, am, at..] thì theo chương trình học tiếng Việt của học sinh lớp một phải đến tuần thứ 7, các em mới có thể cấu trúc các âm tiết. Trong khi đó, ở tuần thứ nhất, theo phương pháp của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện.
Thứ hai: việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghépvần, ở SGK Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ, đây là tính chất đặc trưng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính điểm này dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng chậm biết đọc tiếng Việt.
Link tải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Tập 1, Tập 2
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Tập 1 PDF
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Tập 2 PDF
Các bố mẹ download thêm cho các con bộ file tổng hợp tài liệu học lớp 1 theo link dưới:
(Đề thi toán, tiếng việt học kỳ I,II,giúp các con học tốt toán, tiếng việt, luyện viết chữ đẹp, đề thi học sinh giỏi,chuyên đề, sáng kiến giúp con học tốt, giáo án toàn tập…giúp con học tốt)
1. Link download bộ tài liệu toán
2. Link download bộ tài liệu tiếng việt
3. Link download bộ tài liệu luyện viết
4. Link download bộ tài liệu giáo án full toàn tập từ lớp 1-5
Để lại một phản hồi