Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9 Tập 1,2

Link Download được cập nhật phía dưới bài viết. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ blog Sachhay365.net. Bạn cần tải tài liệu nào. Hãy nhắn tin cho chúng mình tại đây nhé

Sgk ngữ văn 9 tập 1, tập 2

Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 được bộ giáo dục và đào tạo biên soạn và phát hành. Cuốn sách gồm hai tập bao gồm thông tin tác giả – tác phẩm, hướng dẫn phân tích tác phẩm, phim tư liệu – trích đoạn chuyển thể văn học của tác phẩm …

Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1

Phong cách Hồ Chí Minh

Các phương châm hội thoại

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Xưng hô trong hội thoại

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Sự phát triển của từ vựng

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỷ bút)

Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn (trích)

Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều)

Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)

Thuật ngữ

Miêu tả trong văn bản tự sự

Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) (Tự học có hướng dẫn)

Trau dồi vốn từ

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự

Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)

Chương trình địa phương (phần Văn)

Tổng kết về từ vựng

Trả bài tập làm văn số 2

Đồng chí

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kiểm tra về truyện trung đại

Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Nghị luận trong văn bản tự sự

Đoàn thuyền đánh cá

Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Tập làm thơ tám chữ

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Ánh trăng

Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Làng (trích)

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Lặng lẽ Sa Pa (trích)

Ôn tập phần Tiếng Việt

Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự

Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Chiếc lược ngà (trích)

Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Kiểm tra phần Tiếng Việt

Ôn tập phần Tập làm văn

Cố hương

Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Trả bài tập làm văn số 3

Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì

Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2

Bàn về đọc sách (trích)

Khởi ngữ

Phép phân tích và tống hợp

Luyện tập phân tích và tổng hợp

Tiếng nói của văn nghệ

Các thành phần biệt lập

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích)

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Con cò

Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập)

Trả bài tập làm văn số 5

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Mùa xuân nho nhỏ

Viếng lăng Bác

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học (làm ở nhà)

Sang thu

Νói với con

Nghĩa tường minh và hàm ý

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Mây và sóng

Ôn tập về thơ

Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 6

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Kiểm tra về thơ

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học

Bến quê (trích)

Ôn tập phần Tiếng Việt

Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Những ngôi sao xa xôi (trích)

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 7

Biên bản

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)

Tổng kết về ngữ pháp

Luyện tập viết biên bản

Hợp đồng

Bố của Xi-mông (trích)

Ôn tập về truyện

Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

Kiểm tra về truyện

Kiểm tra phần Tiếng Việt

Luyện tập viết hợp đồng

Bắc Sơn (trích hồi bốn)

Tổng kết phần Văn học nước ngoài

Tổng kết phần Tập làm văn

Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

Tổng kết phần Văn học

Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)

Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH KHI HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Chương trình lớp 9 có lượng kiến thức rất nặng vì thế học sinh chưa có kế hoạch học tập và phân bố thời gian học tập môn văn hợp lí.

Khi nhắc tới chương trình lớp 9 thì có thể nghĩ ngay tới việc học sinh phải đối mặt với một lượng kiến thức rất lớn, đó không chỉ là những bài tập trên lớp mà còn áp lực về lượng bài tập ra về nhà. Ở trên lớp các em không phải chỉ học mình hai môn văn, toán mà các em còn phải học các môn khoa học khác như sử, địa, lí, hóa, nhạc, họa, thể dục, giáo dục công dân….

Vì thế việc phân bổ thời gian của các em dành cho các môn học đã chiếm trọn gần hết thời gian các em có. Nếu nhiều em học sinh không có kế hoạch học tập tốt thì rất dễ có kết quả học tập không tốt và luôn loay hoay trong việc tìm giải pháp làm thế nào để phân bố thời gian học tập hiệu quả. Đặc biệt những em học sinh yếu môn văn, không có sự yêu thích, say mê khi học văn nhất là các em học sinh nam thì kết quả học tập của các bạn ấy cực kì không tốt.

Rất thụ động trong việc ghi nhớ các kiến thức văn bản

Văn bản là yếu tố đầu tiên các em học sinh được học trong mỗi tiết học văn, vì đó là nền tảng cho việc hình thành các kiến thức để các em có thể biết tạo lập một bài văn hoặc đoạn văn. Đồng thời văn bản cung cấp cho các em kiến thức về các tác giả, tác phẩm ở các thời đại văn học khác nhau tạo cho các em cái nhìn khách quan về cuộc sống và thế giới hơn, dạy cho mình biết yêu thương, biết sẻ chia, biết tới sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ, người thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ xưa đến nay.

Tuy nhiên để ghi nhớ các kiến thức về văn bản cũng là một điểm khó khăn đối với tất cả các bạn học sinh lớp 9.

– Luôn bị nhầm lẫn bởi các yếu tố của văn bản cụ thể đó là năm sáng tác và tên tác phẩm, tên tác giả, thời kì sáng tác vào chống Pháp hay chống Mỹ, độc lập hay đang còn khó khăn.

Ví dụ: Đồng chí là của nhà văn Phạm Tiến Duật, viết năm 1969; hay Bếp lửa của Nam Cao viết năm 1958.

– Chưa thuộc được các bài thơ và một số chi tiết quan trọng trong tác phẩm truyện

Ví dụ: Khi nêu về những phẩm chất của nhân vật anh thanh niên  trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long thì chỉ nêu ra được phẩm chất là yêu nghề, say mê với công việc; có tinh thần lạc quan yêu đời; khiêm tốn; hiếu khách; quan tâm chu đáo… Nhưng không đưa được các dẫn chứng là những phẩm chất ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản.

– Chưa hệ thống được các kiến thức về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề thành một hệ thống các luận điểm theo chủ đề để học.

Ví dụ: Trong ngữ văn 9 thường chia thành các tiêu đề nhỏ như: truyện trung đại, truyện hiện đại, thơ hiện đại, văn bản nhật dụng, văn bản nước ngoài. Học sinh có thể dựa vào đó để thống kê lại một cách chi tiết và tỉ mỉ nội dung học tập về kiến thức văn bản. Từ đó xây dựng cho mình một bảng nhỏ về phần đọc hiểu văn bản: tên phẩm, tên tác giả, năm sáng tác, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa nhan đề.

Nhầm lẫn giữa các vấn đề trong văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai phần quan trọng trong kiến thức làm văn của ngữ văn 9, tuy nhiên có một số vấn đề trong bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học  học sinh chưa phân biệt được cụ thể và chưa biết cách làm từng dạng đề như thế nào?

– Chưa phân biệt được đâu là dạng đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, đâu là nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Ví dụ: Đề bài: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng đáng báo động của nước ta hiện nay? Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Đề này là nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, nhưng nhiều học sinh lại không biết đây là nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Đồng thời khi biết dạng đề nào rồi lại không biết cách làm như thế nào?

– Không biết cách làm một đoạn văn hay một bài văn về kiểu bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí, một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

– Chưa phân biệt được đâu là dạng đề phân tích, cảm nhận, suy nghĩ.

Đây là 3 dạng đề thường gặp nhất trong nghị luận văn học, cả 3 dạng đề này thực ra đó là đều phải sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, bình luận để làm rõ nội dung tác phẩm, đi sâu vào từng chi tiết, từng hình ảnh, để  nêu bật nên giá trị nghệ thuật và thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc. Nhưng ba dạng đề chỉ khác nhau ở việc là phân tích thì người viết phải đi sâu và phân tích cụ thể từng vấn đề trong tác phẩm, còn cảm nhận, suy nghĩ thì người viết có thể thiên về nhìn nhận, đánh giá của mình nhiều hơn.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long thì có 3 dạng đề hay nhầm lẫn.

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người dân Sapa thông qua nhân vật anh thanh niên qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”

– Khi đề yêu cầu viết đoạn văn với các phương thức lập luận: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp kèm theo đó là có một số yêu cầu nhỏ về tiếng việt như có sử dụng phép thế, phép lặp, câu đơn mở rộng thành phần, câu có khởi ngữ… thì học sinh còn lúng túng.

Chưa nắm chắc các kiến thức về tiếng việt.

– Rất khó phân biệt và hay nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ nhất là ẩn dụ và hoán dụ.

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Học sinh nhầm lẫn “áo chàm” là ẩn dụ nhưng thực chất “áo chàm” là hoán dụ chỉ hình ảnh những người dân miền núi ở Việt Bắc, chia tay cán bộ về xuôi.

– Chưa biết đâu là khởi ngữ, các thành phần biệt lập

Trong tiếng việt khởi ngữ là thành phần nêu lên chủ đề trong câu, thường có từ về, đối với. Còn các thành phần biệt lập có 4 thành phần: tình thái, cảm thán, gọi đáp, biệt lập.

Ví dụ: Đối với công việc, anh ấy rất chăm chỉ => Đối với công việc chính là khởi ngữ nêu lên chủ đề công việc .

Hoặc: Giàu, tôi đã giàu rồi! => Giàu chính là chủ đề câu nói tới.

– Cần phải lưu ý một số phần liên quan đến thi: các phép liên kết trong câu (phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng); khởi ngữ; các biện pháp tu từ, các câu cấu tạo theo ngữ pháp, các thành phần biệt lập, phương châm hội thoại, các hình thức chuyển nghĩa, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn…

Chưa có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lí

Ngữ văn 9 có rất nhiều kiến thức được tích hợp với nhau, vì thế nhiều học sinh chưa vạch ra cho mình lộ trình học tập hợp lí, đồng thời phương pháp học tập còn quá cứng nhắc, chưa khoa học, hay bị quên và nhầm lẫn kiến thức. Mặt khác việc không yêu thích môn văn của một số bạn học sinh nhất là học sinh nam còn làm cho các bạn cảm thấy vô cùng khó khăn khi học văn và học tập có kế hoạch. Chưa có bạn nào có thể đặt ra được mục tiêu cho bản thân mình và kiên trì thực hiện theo mục tiêu đó vượt qua 2 tuần.

Theo khảo sát kế hoạch học tập của một số bạn học sinh ở nhà thì đa số các bạn cho rằng, em chỉ cần không bị phạt, em chỉ cần có thời gian là em làm được…còn việc lập hoạch thì có rất ít, nếu có thì đều thực hiện được trong một thời gian ngắn và bỏ cuộc. Chính vì thế đây cũng là khó khăn của các bạn học sinh trong khi học văn 9.

Tải Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9 Tập 1,2

Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9 Tập 1,2

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*