Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 6 gồm hai tập do bộ giáo dục và đào tạo phát hành.Qua cuốn sách học sinh sẽ được tiếp cận với các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và Thế Giới …
Xem nhanh bài viết
- 1 Mục lục Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 6 :
- 2 Một số lưu ý khi học văn lớp 6
- 2.1 Chuẩn bị cho sự thay đổi giữa hai cấp học
- 2.2 Chuẩn bị về phương pháp học tập tốt môn Ngữ văn lớp 6
- 2.3 Hành trình văn lớp 6
- 2.4 Khó khăn mà học sinh học phần tác phẩm văn học:
- 2.5 Khó khăn khi học sinh học phần Tiếng Việt và làm văn:
- 2.6 Thái độ tích cực khi học trên lớp
- 2.7 Tập thói quen đọc sách
- 2.8 Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo
- 2.9 Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng tác phẩm
- 2.10 Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ cây
- 2.11 Luyện viết nhiều
- 3 Tải Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 6 Tập 1,2
Mục lục Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 6 :
Sách Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
Con Rồng cháu Tiên
Bánh chưng, bánh giầy (Tự học có hướng dẫn)
Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Thánh Gióng
Từ mượn
Tìm hiểu chung về văn tự sự
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Nghĩa của từ
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Sự tích Hồ Gươm
Chủ đề và dần bài của bài văn tự sự
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 1 – Văn kể chuyện (làm ở nhà)
Sọ Dừa
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Lời văn, đoạn văn tự sự
Thạch Sanh
Chữa lỗi dùng từ
Trả bài tập làm văn số 1
Em bé thông minh
Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
Luyện nói kể chuyện
Cây bút thần
Danh từ
Ngôi kể trong văn tự sự
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Thứ tự kể trong văn tự sự
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (làm tại lớp)
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo (Tự học có hướng dẫn)
Danh từ (tiếp theo)
Luyện nói kể chuyện
Chân, Tay, Tai, Mất Miệng
Cụm danh từ
Trả bài tập làm văn số 2
Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường
Treo biển
Lợn cưới, áo mới
Số từ và lượng từ
Viết bài tập làm văn số 3 (làm tại lớp)
Kể chuyện tưởng tượng
Ôn tập truyện dân gian
Chỉ từ
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Con hổ có nghĩa
Động từ
Cụm động từ
Trả bài tập làm văn số 3
Mẹ hiền dạy con
Tính từ và cụm tính từ
Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả
Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
Ôn tập Tiếng Việt
Kiểm tra Tiếng Việt. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Sách Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Bài học đường đời đầu tiên
Phó từ
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
Sông nước Cà Mau
So sánh
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Bức tranh của em gái tôi
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Vượt thác
So sánh (tiếp theo)
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả
Phương pháp tả cảnh
Viết bài tập làm văn số 5 – Văn tả cảnh (làm ở nhà)
Buổi học cuối cùng
Nhân hoá
Phương pháp tả người
Đêm nay Bác không ngủ
Ẩn dụ
Luyện nói về văn miêu tả
Lượm
Mưa (Tự học có hướng dẫn)
Hoán dụ
Tập làm thơ bốn chữ
Trả bài tập làm văn số 5
Cô Tô
Các thành phần chính của câu
Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người (làm tại lớp)
Cây tre Việt Nam
Câu trần thuật đơn
Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Lòng yêu nước
Lао хао
Câu trần thuật đơn có từ là
Trả bài tập làm văn số 6
Ôn tập truyện và kí
Câu trần thuật đơn không có từ là
Ôn tập văn miêu tả
Viết bài tập làm văn số 7 – Văn miêu tả sáng tạo (làm tại lớp)
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
Viết đơn
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
Động Phong Nha
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
Kiểm tra Tiếng Việt Trả bài tập làm văn số 7
Tổng kết phần Văn
Tổng kết phần Tập làm văn
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tổng kết phần Tiếng Việt Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Một số lưu ý khi học văn lớp 6
Lớp 6 được coi là một bước ngoặt quan trọng, không chỉ thay đổi môi trường học tập, học sinh còn phải dần làm quen với sự thay đổi về kiến thức và môn học, trong đó, đáng chú ý nhất là môn Ngữ văn.
Để con không bị bỡ ngỡ và choáng ngợp trước lượng kiến thức mới, ngay từ đầu năm học, cha mẹ nên có định hướng và giúp con thiết lập phương pháp học tập khoa học.
Chuẩn bị cho sự thay đổi giữa hai cấp học
Chương trình học giữa hai cấp có khá nhiều sự thay đổi. Lên lớp 6, môn Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ có một tên gọi khác là Ngữ văn. Bên cạnh việc ôn lại các phần kiến thức cũ, học sinh sẽ được học thêm nhiều kiến thức mới lạ hơn, thú vị hơn và yêu cầu cũng dành cho môn học cũng cao hơn.
Trong đó, phần kiến thức “Luyện từ và câu” của lớp 5 sẽ được thay thế bằng phần “Tiếng Việt”. Bên cạnh các đơn vị kiến thức về từ, câu, biện pháp tu từ, học sinh sẽ học thêm những nội dung như từ thuần Việt, từ mượn, ẩn dụ, hoán dụ,…. Phần “Tập đọc” trước kia được thay bằng “Đọc hiểu văn bản”. Không chỉ yêu cầu đơn giản là đọc đúng, đọc diễn cảm như ở Tiểu học, ở lớp 6, học sinh sẽ phải tìm hiểu nội dung chi tiết văn bản, các nét đặc sắc nghệ thuật, giá trị nhân văn của một tác phẩm. “Tập làm văn” tuy vẫn được giữ nguyên tên gọi nhưng có yêu cầu cao hơn hẳn với hai phần kiến thức là văn tự sự kể dạng kể chuyện sáng tạo, thay đổi ngôi kể, nhập vai nhân vật,….và văn miêu tả chú trọng khả năng quan sát làm bật đặc trưng của đối tượng. Do đó, để giúp con học tốt Ngữ văn 6, cha mẹ cần chủ động nói trước những thay đổi về kiến thức để học sinh không bị bỡ ngỡ trong những ngày đầu nhập học.
Chuẩn bị về phương pháp học tập tốt môn Ngữ văn lớp 6
Bên cạnh việc chia sẻ những thay đổi về mặt kiến thức, thầy Hùng đã đưa ra một số lưu ý để phụ huynh có thể giúp con chinh phục môn Ngữ Văn 6, cụ thể như sau:
Về phần “Tiếng Việt”, học sinh cần nắm chắc khái niệm, định nghĩa đã được đóng khung lại trong SGK, phân biệt được sự khác nhau giữa các từ loại có tính chất tương đồng. Sau đó, cần vận dụng thuần thục kiến thức đã được học vào việc làm bài tập, viết các câu văn, đoạn văn, bài văn. Vận dụng các từ ngữ, các kiến thức Tiếng Việt vào trong quá trình thực hành giao tiếp, làm bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu, nhớ sâu và các kiến thức đó sẽ rất nhanh cải thiện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
Về phương pháp học phần “Đọc- hiểu văn bản”, thầy Hùng chia sẻ: “Đầu tiên, học sinh cần dành thời gian đọc kỹ văn bản trong SGK, tìm hiểu văn bản đó thuộc thể loại nào cũng như đặc trưng của thể loại văn bản đó, sau cùng mới bắt đầu tìm hiểu nội dung văn bản. Khi tìm hiểu văn bản có định hướng rõ ràng, việc tiếp cận sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!”
Trước khi bắt tay làm một bài “Tập làm văn”, học sinh lưu ý đọc kỹ đề bài, xác định chính xác kiểu bài, gạch chân những từ quan trọng để xây dựng hệ thống dàn ý phù hợp. Việc sử dụng sách tham khảo là hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt, vốn hiểu biết cho học sinh. Để các con sử dụng văn mẫu có hiệu quả, cha mẹ nên có những động thái kích thích khả năng sáng tạo của con, hãy để con hiểu rằng có thể sử dụng văn mẫu nhưng không được lệ thuộc vào nó.
Cuối cùng, theo thầy Hùng, những tri thức thực tế từ sự quan sát và trải nghiệm cá nhân mới là điều kiện quan trọng nhất để học tốt môn Ngữ Văn 6. Một bài văn hay là một bài văn chân thực và sống động chứ không phải là một bài văn gò bó được diễn đạt bay bổng theo khuôn mẫu.
Hành trình văn lớp 6
Ngay từ khi bắt đầu chương trình Ngữ văn lớp 6, các em học sinh đã bắt đầu làm quen với các tác phẩm văn học mới, với nội dung vô cùng sâu sắc, cần tư duy, logic để có thể hiểu hết được ý nghĩa của tác phẩm. Không chỉ những tác phẩm của tác giả Việt Nam mà còn cả những tác phẩm của tác giả nước ngoài (con rồng cháu tiên; Bánh trưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần;…).
Khó khăn mà học sinh học phần tác phẩm văn học:
– Các tác phẩm văn học có rung lượng kiến thức lớn hơn so với cấp một.
– Học sinh không biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học.
– Do không có năng lực đọc hiểu cho nên nếu cho một văn bản chưa học cùng loại với văn bản đã học trong SGK chắc chắn là đại đa số học sinh sẽ khó khăn và nói chung là không đọc hiểu được.
– Học sinh hay sai trong cách diễn đạt ý nghĩa của tác phẩm văn học
– Không nắm được cốt truyện, không nhớ được tên nhân vật.
– Học sinh vẫn quen lối học ở dưới cấp một nên thường hay bỏ qua kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, các thông tin quan trọng về tác giả.
– Soạn bài trước ở nhà thông qua các câu hỏi trong sách giáo khoa.
– Đối với các tác phẩm là truyện thì đọc trước và tóm tắt lại câu chuyện từ ở nhà. Đối với các bài thơ thì đọc và học thuộc bài thơ trước từ nhà.
– Gạch ra những ý chính về bài, chuẩn bị trước những câu hỏi còn thắc mắc.
– Lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài trên lớp.
– Ghi chép bài đầy đủ, những điều chưa hiểu thì trao đổi lại với giáo viên.
⇒ Đặc biệt, khi các em học Tiếng Việt và làm văn thì nó không còn là những bài viết đoạn văn thông thường, hay những bài tìm từ điền vào chỗ trống nữa mà là học về: “Từ và cấu tạo của Tiếng Việt; Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt; Tìm hiểu chung về văn tự sự; Nghĩa của từ; …” Đó là một lượng kiến thức mới và khó hơn rất nhiều.
Khó khăn khi học sinh học phần Tiếng Việt và làm văn:
– Học sinh không còn học cách phát âm, hay chính tả mà bắt đầu từ lớp 6 các em học sinh đã đi vào hiểu khái niệm, cấu tạo bên trong của từ.
– Thay vì học sinh viết một đoạn văn phân tích hay miêu tả khi vào lớp 6 học sinh phải thay đổi hoàn toàn thành viết hoàn chỉnh có đủ bố cục ba phần (mở bài – thân bài- kết bài)
– Học sinh hay bị nhầm về kiến thức giữa các thể loại từ.
– Học sinh hay bị nhầm về các hình thức viết văn giữa các loại văn bản.
Thái độ tích cực khi học trên lớp
Nếu muốn hiểu bài một cách tường tận thì việc chăm chú nghe giảng, lắng nghe và tiếp thu trên lớp là rất quan trọng. Để kết quả học tập môn ngữ văn cao thì không nhất thiết phải viết những câu văn bay bổng mà việc nắm rõ kiến thức để viết đúng, viết đủ mới thật sự cần thiết. Thầy cô sẽ là người truyền đạt kiến thức và là người mang đến cho học sinh nguồn cảm hứng. Chăm chú nghe giảng giúp học sinh nắm được những điểm trọng tâm của bài học. Bên cạnh việc tập trung nghe giảng, muốn đạt hiệu quả cao nhất thì học sinh cần tích cực phát biểu ý kiến, nêu ra các câu hỏi và thắc mắc cho thầy cô giải đáp. Mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học văn vừa giúp học sinh có thêm kiến thức bổ ích. Sau khi nghe giảng và đặt các câu hỏi thì bí quyết nhớ lâu chính là ghi chép và có thể mở ra xem lại bất cứ khi nào cần.
Tập thói quen đọc sách
Muốn học tốt văn, đặc biệt là văn lớp 6, học sinh cần phải đọc nhiều và nghe nhiều vì thể văn chính được đưa vào chương trình ngữ văn lớp 6 đó là thể văn kể, văn tự sự. Do đó, những cuốn truyện, tiểu thuyết hoặc thậm chí những bài báo sẽ là phương tiện hỗ trợ học văn hiệu quả cho bạn. Khi đọc nhiều sách, học sinh không chỉ trau dồi thêm vốn từ, làm cho hệ thống ngôn từ của bản thân càng phong phú mà còn biết áp dụng làm cho câu văn của mình thật sâu sắc và nhạy bén.
Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo
Soạn bài trước khi đến lớp giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi. Học sinh có thể soạn bài theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của bản thân rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là học sinh nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.
Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng tác phẩm
Chương trình học ở cấp 1 không có sự đi sâu vào các tác phẩm văn học mà chỉ dừng lại ở mức độ đọc – hiểu. Khi lên lớp 6, yêu cầu môn học cao hơn, đòi hỏi học sinh phải hiểu được ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm. Mặc dù vậy, điều đầu tiên mà học sinh cần có đó là nắm vững những nội dung cơ bản, diễn biến trong từng tác tác phẩm. Trên cơ sở đó, học sinh mới có thể phân tích và hiểu rõ ý nghĩa, hàm ý trong từng câu văn, câu thơ.
Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ cây
– Nếu bài giảng có quá nhiều ý khiến học sinh lan man, khó học thì hãy gạch chân dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài.
– Học sinh có thể áp dụng sơ đồ cây trong văn học. Ý chính nằm ở giữa, có ý phụ, ý nhỏ sẽ là những nhánh cây đâm ra. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết đi đúng hướng và không bị thiếu ý.
Luyện viết nhiều
Muốn học tốt ngữ văn lớp 6 chắc chắn không thể không viết nhiều. Khi học sinh viết nhiều thì kỹ năng viết sẽ càng được nâng lên. Giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn từ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, vì thế mà khi hành văn sẽ súc tích, cô đọng.
Việc học là lâu dài. Đối với môn học nào cũng thế, học sinh cần tìm ra phương pháp học hiệu quả, tối ưu nhất để áp dụng và duy trì. Trên đây là một số chia sẻ về các cách học giỏi văn 6 nhằm giúp học sinh tham khảo để có thể học tốt hơn và chinh phục được môn Ngữ văn 6. Chúc các em học sinh thành công.
Để lại một phản hồi